Nặn mụn không sẹo, không thâm với 6 mẹo sau đây!

Để trị mụn thì điều phải làm là nặn mụn. Tuy nhiên, khi nặn mụn sợ nhất là bị thâm và để lại sẹo khiến da mặt trở nên sần sùi, xấu xí. Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ “bật mí” cho bạn bí quyết nặn mụn một cách an toàn mà da mặt vẫn xinh đẹp và láng mịn.

Tại sao da lại bị thâm, sẹo khi nặn mụn?

Nguyên nhân 1: Chính do cấu trúc da khi bị mụn “tấn công” sẽ bị tổn thương, các tế bào bị chết, làm sắc tố melanin hình thành dưới da làm vùng này bị thâm hơn so với các vùng khác.

Nguyên nhân 2: Nặn mụn sẽ tạo ra một vết thương hở, kèm theo đó việc bạn phơi nắng ngoài trời mà không có dụng cụ bảo vệ cho da cũng làm gia tăng sự sản xuất sắc tố melanin gây thâm nám.

Nguyên nhân 3: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp viêm nhiễm và làm vết nặn mụn có sẹo lõm và bị thâm.

Nặn mụn an toàn, không sẹo, không thâm với các biện pháp sau

1. Xông hơi mặt trước khi nặn mụn

Xông hơi mặt vô cùng quan trọng bởi vì dưới tác động của hơi nước ấm, lỗ chân lông sẽ được mở rộng tạo đường thuận lợi cho các nốt mụn dễ dàng đi ra khỏi bề mặt da. Trước khi nặn, bạn nhớ dùng nước ấm để xông hơi mặt một vài phút nhé, ngoài ra có thể thêm vài lá trà xanh vào nước xông để diệt khuẩn.

2. Không dùng tay trực tiếp nặn mụn

Tay chúng ta khi làm sạch là để không làm bám các loại vi khuẩn khác lên da. Tuy nhiên, để nặn mụn thì chúng ta cần dùng đến các dụng cụ nặn đặc biệt để không làm da bị nhiễm khuẩn. Chưa kể, móng tay sắc nhọn còn có khả năng làm da bị tổn thương nặng, gây thêm tình trạng sẹo ngày càng nghiêm trọng hơn.

3. Không nặn mụn bừa bãi

Tuyệt đối tránh nặn các mụn to và còn đau nhức vì khi nặn sẽ làm vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nặn khi mụn chưa già thì nguy cơ để lại sẹo là rất lớn vì vùng tổn thương rộng hơn khi mụn đã “chín”.

Dùng dụng cụ nặn mụn ấn nhẹ vùng xung quanh mụn, lực tác động sẽ giúp cho phần mụn đầu trắng thoát ra ngoài dễ dàng. Còn nếu bạn thấy hiện tượng này không xuất hiện, chứng tỏ đây chưa phải là lúc nặn mụn thích hợp, hãy đợi nó thêm vài ngày nữa.

4. Làm sạch tay trước khi nặn

Khi nặn mụn, vi khuẩn xung quanh rất dễ xâm nhập, vì thế để mụn chóng lành hơn bạn cần làm sạch tay cũng như các vùng da xung quanh vết mụn trước khi nặn. Vệ sinh ngón tay bằng xà phòng sẽ hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn.

5. Vệ sinh vết nặn đúng cách sau khi lấy nhân mụn

Sau khi lấy sạch hoàn toàn nhân mụn và máu ở bên trong, chúng ta nên dùng các loại sữa rửa mặt với thành phần tự nhiên dành riêng cho da mụn. Nên chọn các loại sản phẩm có kết cấu dạng gel hoặc ít bọt để có thể làm sạch vùng da vừa nặn một cách nhẹ nhàng nhất.

6. Sử dụng toner (nước hoa hồng) để se khít lỗ chân lông sau khi nặn mụn

Việc dùng nước hoa hồng sẽ giúp cân bằng độ PH và làm sạch sâu vùng vừa nặn mụn, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông. Nếu không thích dùng nước hoa hồng hoặc sợ bị dị ứng, cách đơn giản hơn là dùng một viên đá lạnh để xoa lên vùng mụn vừa nặn, lỗ chân lông sẽ nhanh chóng được se khít.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02466542689 NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ